Giới thiệu Hạt giống Cỏ Ngọt làm thuốc làm trà thanh nhiệt
Kỹ thuật trồng cỏ ngọt
Cỏ ngọt được đưa về nước ta từ những năm 88 của thế kỷ trước, tuy nhiên, giống cõ ngọt này đã thoái hóa và không được sử dụng nữa. Nó chỉ còn được trồng nhiều tại một số vùng như Bắc Giang, Hưng Yên, tuy nhiên sản lượng vô cùng thấp cũng như bị sâu bệnh rất nhiều. Hiện nay công ty TNHH Cỏ ngọt Việt đã đưa về Việt Nam giống cỏ ngọt M77 có chất lượng đứng đầu trên thế giới. Chính vì thế việc trồng giống cũng cần phải có kỹ thuật đúng mới đem lại hiệu quả, năng suất tốt nhất.
cay-co-ngot-1
Các bước chuẩn bị trước khi trồng cỏ ngọt
Chuẩn bị giống: giống M77 là giống tốt nhất về mặt năng suất và chất lượng, đủ điều kiện hàm lượng đường để xuất khẩu. cây giống phải khỏe, có dễ chùm, cao từ 10 -15cm. không dập nát.
Chuẩn bị đất: Đất cần phải tơi xốp, cao ráo, thoát nước, không được trồng trong các khu vực đất có khả năng ngập úng. Trước khi làm đất nên dùng các loại phân bón lót tăng chất dinh dưỡng cho đất . Sau đó lên luống, luống có bề ngang 1m. cao 25cm,rãnh giữa các luống từ 25 – 30 cm. Bề mặt luống phủ nylon giúp ngăn cỏ cũng như giữ hơi nước
Hệ thống nước: nên dùng hệ thống ống tưới tự động dạng phun sương vì cỏ ngọt cần độ ẩm, việc dùng hệ thống tưới này giúp cho không khí nơi trồng cỏ ngọt luôn có độ ẩm thích hợp giúp cây phát triển.
Tiến hành trồng cỏ ngọt:
Trồng cây khoảng cách 25cm x 25cm đảm bảo độ phát tán của cây. Nên trồng khi thời tiết mát mẻ. Nếu khí hậu nắng nóng. Lúc mới trồng có thể che chắn cho cây khỏe.
Khi mới trồng cần tưới nước thường xuyên, lúc cây đã phát triển có tán có thể giảm lượng nước tưới. nên tỉa cành để cây mọc thẳng và phát tán trùm, đảm bảo cây có được năng suất tốt nhất.
Khi cây phát triển nếu thấy những cây nào có hiện tượng nấm mốc thì có thể cắt bỏ ngay. Không nên sử dụng thuốc trừ sâu vì có thể ảnh hưởng tới chất lượng cây mà nấm mốc rất dễ sử lý, nó không phải là loại sâu bệnh quá nguy hiểm.
Giá ZAP