Giới thiệu Hạt giống mướp hương năng xuất cao nảy mầm trên 90% gói 20 hạt
Kính chào các bạn ghé thăm shop HẠT GIỐNG GIA ĐÌNH, các bạn bấm theo dõi để nhận nhiều ưu đãi nhé!!
👉Cam kết mang đến những sản phẩm giá cả hợp lý kèm theo chất lượng luôn được ưu tiên hàng đầu
👉Đổi trả hoặc hoàn tiền 100% khi khách báo lỗi
👉Cam kết sản phẩm nảy mầm trên 90%
👉Tư vấn hỗ trợ:0342035372
-HƯỚNG DẪN ƯƠM HẠT
+ Lượng giống gieo trồng: 35gr-40gr/360m2, cây cách cây 45cm, hàng cách hàng 60cm.
Thời vụ: Có thể trồng quanh năm
Ở miền Bắc: Gieo từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm.
Ở miền Nam: Vụ chính Đông Xuân, Xuân Hè.
Ở miền Trung: Vụ chính từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
Đất đai:
Đất thịt pha cát là tốt nhất, vùng đất phải được thoát nước tốt, độ pH thích hợp từ 6 – 6,5, nếu độ pH < 6 phải tăng lượng phân bón vôi, vụ trước không trồng các cây thuộc họ bầu bí (dưa leo, dưa hấu, bí rợ,…)
Mật độ khoảng cách trồng:
Trồng giàn: Cây cách cây trên hàng: 0,8 – 1m
Hàng đôi cách hàng đôi: 4,5 – 5m
Xử lý ngâm ủ hạt giống mướp hương:
a)Ngâm ủ hạt giống mướp hương
Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống mướp hương theo trình tự như sau:
Trước khi ngâm hạt giống mướp hương, cần phải phơi nắng nhẹ khoảng 2 giờ để hạt khô, hút nước mạnh, nẩy mầm tốt. Cho hạt vào túi vải (túi lưới) ngâm trong nước sạch (2 sôi 3 lạnh) từ 3 – 3,5 giờ (nên để hạt chìm hoàn toàn trong nước).
Vớt hạt lên để ráo nước, dùng khăn sạch vắt thật ráo nước, gói hạt giống lại. Cuối cùng cho khăn vào bao nylon (polyethylene) cột miệng cho kín tránh bốc thoát hơi nước, ủ hạt ở nhiệt độ từ 280C – 300C là thích hợp nhất. Sau khi ủ khoảng 2 – 3 giờ nên mở gói ủ ra vắt ráo nước khăn ủ một lần nữa (nếu dư nước hạt sẽ không nẩy mầm) sau đó cho hạt vào ủ tiếp tục như quy trình trên. Thông thường hạt bắt đầu nẩy mầm khoảng 20 – 28 giờ sau khi ủ.
3. NGÂM Ủ:
Ngâm hạt trong nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh) khoảng 4-6 giờ, sau đó vớt ra, có 2 cách:
Cách 1: Đem hạt đi trồng.
Cách 2: Ủ cho hạt nứt nanh rồi đem đi trồng (ủ khoảng 36- 48 giờ).
Cách ủ: Hạt ngâm trong nước ấm xong, vớt ra, rửa sạch cho hạt vào khăn ẩm (Khăn nhún trong nước ấm rồi vắt thật khô) gói hạt lại, bên ngoài quấn thêm vài lớp khăn nữa để giữ ẩm.
4. KỸ THUẬT CANH TÁC
Khi cây được khoảng 5-7 lá bấm ngọn sau đó chừa lại 3-4 nhánh to khỏe.
4.1. Mật độ – khoảng cách.
Trồng làm giàn: Cây cách cây 0,5 – 0,7m, hàng đơn 1,4 m. Số lượng cây/1000m2 khoảng 1200 cây.
4.2. Phân bón cho 1000m2.
Phân chuồng hoai 1000kg, vôi 50 – 100kg, Urê 20kg, DAP 3kg, Kali (muối ớt) 6kg, Nitrat Bo 5kg, N-P-K:(20-20-15) 40kg, Lân 30kg.
* Cách bón: Khi làm đất rải toàn bộ vôi.
Bón lót: Toàn bộ chuồng và phân lân.
Bón thúc:
Lần 1: Khi cây được 7-10 ngày bón 2kg Urê + 1kg DAP (có thể ngâm phân, pha loãng rồi tưới).
Lần 2: Khi cây được 15-17 ngày 3kg Urê + 2kg DAP (bón như lần 1).
Lần 3:Khi cây được khoảng 25-27 ngày bón 15kg N-P-K(20-20-15) + 2.5kg Nitrat Bo.
Giá KAMALA