Giới thiệu [ Rẻ ] SIÊU LÂN 10-55-10 100g - Phân Bón Cuốc Vàng- Super Lân - Phân Bón Hoa Cây Kiểng,Super Lân
Xuất xứ: Việt Nam.
CHI TIẾT SẢN PHẨM
Là sản phẩm phân bón chứa hàm lượng lân cao giúp bộ rễ phát triển mạnh ở gian đoạn cây con, giúp hoa ra nhanh và đồng loạt, chống rét, nghẹt rễ gây thối rễ, rễ chậm phát triển.
THÀNH PHẦN
N 10%; P2O5 55%; K2O 10% +TE (nguyên tố vi lượng: Bo, Co, Cu, Fe, Mn, Zn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn)
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Phun trong giai đoạn cây con cần phát triển thân rễ lá hoặc trước khi ra hoa.
Pha 1 gam/ lít nước.
Có thể pha chung với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khác.
PHÂN LÂN: VAI TRÒ, PHÂN LOẠI VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
Phân Lân là một trong 3 nguyên tố đa lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lân tham gia và thành phân Protein cấu tạo nên tế bào, vì vậy nó là chất không thể thiếu cho sự sống của cây trồng.
Cây trồng hấp thụ phân lân dưới dạng ion photphat (PO4)3-.
1/ Vai trò của phân Lân (P2O5) đối với cây trồng
– Lân (P) tạo nên nhân tế bào nên rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây, kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả.
– Tham gia vào quá trình phát triển bộ rễ, quá trình quang hợp và hô hấp.
– Ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng đồng thời tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận khác như hạn, úng, sâu bệnh.
– Lân là yếu tố chính quyết định sự ra hoa, đậu quả và quá trình chín của quả và hạt, giúp hoa, quả to, hạt thì chắc.
– Lân còn có tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.
– Lân còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm.
Vai trò của Lân đối với 1 số cây trồng
– Đối với cây táo: số hoa trên cành có tương quan tuyến tính đến hàm lượng lân trong lá .
– Đối với cây xoài: bón phân lân sớm ở thời kỳ trước khi trái phát triển có thể kích thích cho sự sinh trưởng trong mùa Xuân.
– Đối với cây lạc: Nhu cầu lân của cây khá lớn, Lân kích thích quá trình cộng sinh với vi khuẩn tạo ra nốt sần trên rễ, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa đậu trái. Lạc có nhu cầu dinh dưỡng lân nhiều nhất ở thời kỳ từ khi ra hoa đến sau khi hình thành quả.
– Đối với hoa và cây cảnh: Lân hình thành và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây hoa, kích thích bộ rễ của cây phát triển và tạo điều kiện để cây có thể đồng hóa các chất dinh dưỡng khác.
Bón đủ Lân cho cây trồng
Giúp cây tăng trưởng, sinh trưởng tốt, cây ra nụ và hoa sớm, cho năng suất và chất lượng cao.
Bón thiếu Lân
– Gây ảnh hưởng đến chất lượng hoa, quả, củ.
– Làm giảm khả năng tổng hợp chất bột, hoa khó nở; quả ít, chín chậm, quả thường có vỏ dày, xốp và dễ bị thối, nấm bệnh dễ tấn công,
– Cành lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé, lá ban đầu xanh đậm sau đó chuyển vàng và chuyển màu tím đỏ (bắtđầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong).
– Quá trình tổng hợp protein
Giá TRUMPSHIBA