Giới thiệu Cây Tùng Bồng Lai Lá Thơm Để Bàn_ Cây Phong Thủy
Cây Tùng bồng lai – loài cây được biết đến với hương thơm thoang thoảng, dịu dàng, tạo cảm giác thoải mái và giúp cho tinh thần thoải mái
Đứng đầu trong bộ tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai, Cây tùng thơm trải qua nhiều khắc nghiệt, sương gió, bão tuyết vẫn vững vàng như đấng nam nhi đại trượng phu. Vì thế trong phong thủy cây tùng ngoài ý nghĩa trường thọ, đại diện cho khí tiết, tùng còn có tác dụng trừ tà, xua đi điềm xấu, đem đến sự an lành cho gia đình.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái
Cây tùng bồng lai có tốc độ sinh trưởng chậm, ưa sáng, nhu cầu nước trung bình. Cây có thể trồng trong phòng, tỏa ra mùi hương dễ chịu, có tác dụng xua đuổi muỗi hoặc làm cây trang trí. Đặt một chậu tùng thơm ngay bàn học (cạnh cửa sổ), mùi thơm quyến rũ của loại cây này rất có ích cho tinh thần.
Kỹ thuật chăm sóc cây tùng bồng lai cần sự cẩn thận, tỉ mỉ
Hình thái: Cao trung bình 20-25cm, tán rộng 15-20cm, thân gỗ, dạng tháp tự nhiên, cành nhánh nhiều, dày, thân có tinh dầu thơm. Lá dạng kim, mọc thưa trên cành, màu xanh lục pha vàng .
Điều kiện sống: Cây ưa sáng toàn phần hoặc bán phần, thích hợp nhiệt độ phòng 25-300C.
Chăm sóc
Tùng bồng lai là loại háo nước nên cần phải tưới nước hàng ngày, tưới đều nước lên thân và lá cây, không nên tưới quá nhiều, có thể sử dụng bình phun, mùa hè phun 2 lần, mùa đông 1 lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, tăng cường quá trình quang hợp của cây. Đặt cây ở vị trí có khoảng 2-3h có ánh sáng tự nhiên trong phòng. Bón phân NPK 2-3 lần/năm tùy theo kích thước của cây.
Phòng bệnh cho cây tùng bồng lai
Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.
#tùng #tungbonglai #cay #caydeban #cayxanh #cayphongthuy
Giá DEMI